-
- Tổng tiền thanh toán:
TRUNG THÀNH - NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC số 12
Tác giả: Sưu Tầm Ngày đăng: 18/05/2023
TRUNG THÀNH
Trung thành là sự kiên định đi theo một bậc trên của mình với 3 yếu tố: kỷ luật, tình cảm, và số phận.
Ví dụ ta đi theo một vị chỉ huy của mình với yếu tố thứ nhất là Kỷ luật, nghĩa là ta cực kì vâng lời người chỉ huy đó.
Hoặc ta đi theo vị chỉ huy đó với yếu tố thứ hai là Tình cảm, nghĩa là ta cực kì yêu quý người chỉ huy đó.
Hoặc là ta đi theo vị chỉ huy đó với yếu tố thứ ba là Số phận, nghĩa là ta chấp nhận đặt cuộc đời mình gắn liền với người chỉ huy đó dù sướng khổ ra sao.
Đạo đức Trung thành là một điều lớn trong cuộc đời của một con người. Có người cả đời không có ai để trung thành. Thực ra, nếu đời ta có được người để ta đặt lên niềm trung thành là một hạnh phúc lớn. Đa số con người chỉ có được những mối quan tâm sơ sài, đôi khi thân thiết, thỉnh thoảng kính trọng, nhưng để có được mối quan hệ khiến ta phải một lòng trung thành là rất khó, rất hiếm.
Đạo đức trung thành chỉ đi đôi với sự nghiệp cao đẹp nào đó, ngoài ra chỉ là các mối quan hệ của công việc, giữ uy tín với nhau mà thôi. Làm ăn kinh tế thì cần uy tín. Giao du bạn bè thì cần nghĩa khí. Còn nói đến mức độ trung thành thì đã đạt đến tầm quan trọng của số phận cuộc đời. Đó là mối quan hệ của lãnh đạo và thuộc hạ, cùng theo đuổi một lý tưởng cao cả trên đời.
Đa phần khi cùng lo việc nước, cùng đấu tranh vì chính nghĩa, cùng tu hành cao siêu, cùng bảo vệ môi trường Trái đất... thì người ta có sức mạnh của lý tưởng. Sức mạnh lý tưởng này đòi hỏi phải có đạo đức trung thành để tổ chức được ổn định bền vững. Thế nên người có đạo đức trung thành là người có phước lớn vì đã làm được điều Thiện lớn, đó là giúp cho tổ chức được ổn định bền vững.
Giặc muốn phá hoại một đất nước thì trước hết phải xúi giục lôi kéo nhiều người phản bội bất trung. Giặc muốn phá hoại một tôn giáo thì cũng phải tác động sao cho có nhiều người phản bội bất trung. Ai không đủ đạo đức trung thành thì trở thành kẻ phá hoại, nên sẽ mang tội nặng.
Chọn được một lãnh đạo, chọn được một bậc thầy, chọn được một tổ chức, chọn được một tổ quốc, rồi quyết lòng trung thành, đó là cuộc sống cao đẹp có ý nghĩa. Nhưng cái quyết lòng trung thành đó cần sức mạnh nội tâm lớn lắm. Người tầm thường không thể trung thành với ai hết.
- Tác giả: TS.Vương Tấn Việt -