-
- Tổng tiền thanh toán:
Các bài thuốc trị bệnh từ hoa khế ít người biết
Tác giả: Sưu Tầm Ngày đăng: 25/04/2023
SKĐS - Những bông hoa khế tím ngắt, nhỏ bé nhưng mạnh mẽ... còn là vị thuốc trị nhiều bệnh còn ít người biết đến.
1. Tác dụng của hoa khế
Lợi ích bất ngờ từ cây khế
Lợi ích bất ngờ từ cây khế
ĐỌC NGAY
Cây khế tên khoa học là Averrhoa carambola, thuộc họ chua me đất.
Cây khế thuộc loại thân gỗ có chiều cao 4-6m, phiến lá mọc so le, dạng kép lông chim, hoa mọc thành chùm, liền kề dài khoảng 3-7cm, thường tập trung ở kẽ lá. Hoa có màu tím nhạt. Mỗi bông chứa khoảng 5 nhị.
Tác dụng: Hoa khế có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, tăng cường tân dịch.
Tính vị: Hoa khế có vị ngọt, tính bình.
Công dụng: Chữa sốt rét, tinh khí kém, kiết lỵ, chân tay lở ngứa, cảm cúm, cảm nắng, viêm họng, ho khan, ho có đờm.
2. Bài thuốc từ hoa khế
2.1 Chữa ho: Hoa khế 10g, hoa đu đủ đực 10g, lá tía tô 10g. Sắc uống.
2.2 Chữa ho, viêm họng: Hoa khế 20g, gừng tươi 20g. Hoa khế rửa sạch, phơi khô. Giã gừng tươi lấy nước cốt. Sau đó ngâm hoa khế và nước cốt gừng 30 phút, đổ hỗn hợp này vào chảo, sao đến khi hoa khế khô lại, cất vào lọ thủy tinh. Mỗi khi dùng cho một ít vào ấm trà, pha nước sôi ủ 15 phút rồi uống.
2.3 Chữa sốt cao lên kinh giật: Hoa khế 8g, kim ngân hoa 8g, lá dành dành 8g, cỏ nhọ nồi 8g, cam thảo 8g, bạc hà 4g. Sắc uống.
2.4 Chữa sốt rét: Hoa khế 30g, ngưu tất 30g, hoa kim ngân 30g, chi tử 30g, sài hồ 30g. Sắc uống.
2.5 Trị bệnh tinh khí kém: Khi bị bệnh tinh khí kém, người bệnh có biểu hiện người mệt mỏi, ăn uống kém hay mắc bệnh cảm lạnh, đau lưng, mỏi gối, di tinh dùng bài hoa khế 20g, sài hồ 20g, chỉ xác 20g, xuyên khung 20g, đỗ trọng 20g, nhục thung dung 20g, cam thảo 20g. Sắc uống.
2.6 Trị bệnh kiết lỵ: Hoa khế 20g, hậu phác 10g, trần bì 10g, hoàng liên 10g, bạch truật 10g, đương quy 10g. Sắc uống.
2.7 Trị bệnh chân tay lở ngứa: Hoa khế 15g, thương truật 10g, kim ngân hoa 10g, tỳ giải 10g, ngưu tất 10g, hoàng bá sao vàng 10g, phòng phong 10g, chi tử 10g, cam thảo 10g. Sắc uống.
Ngoài ra, có thể sử dụng lá khế, hoa khế nấu nước tắm rửa, vệ sinh cơ thể chỗ da ngứa.
2.8 Chữa đậu sởi: Hoa khế 16g, rễ cây canh châu 16g, thái nhỏ, sao vàng. Sắc uống.
2.9 Chữa cảm cúm: Hoa khế 16g, tía tô 10g, kinh giới 10g, ma hoàng 10g. Sắc uống.
2.10 Trị cảm nắng: Lá khế tươi 10g, hoa khế 10g, lá chanh 10g. Nấu nước uống, phần bã đem đắp thái dương, gan bàn chân.
3. Một số lưu ý khi sử dụng
- Nên sử dụng hoa khế trồng khoa học, không lạm dụng thuốc trừ sâu.
- Chọn hoa còn cả nụ chưa nở quá nhiều, khi đó ong chưa hút mật nên còn nhiều dưỡng chất.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng hoa khế đúng, hợp lý với tình trạng bệnh tật.
- theo: sức khỏe đời sống -